Ngày nay do chúng ta luôn tất bật với công việc không quan tâm đến các bữa ăn hàng ngày. Chúng ta luôn chọn những thức ăn nhanh nhất và tiện lợi nhất, nhưng chúng ta chưa bao giờ suy nghĩ rằng những thức ăn đó đã cung cấp đầy đủ dưỡng chất chưa?
Và ăn như thế thì cơ thể chúng ta có phát triển tốt hay không? I-ốt là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể đặc biệt là vùng tuyến giáp nếu thiếu đi I-ốt có thể dẫn đến các bệnh về tuyến giáp như: cường giáp, nhược giáp, bướu giáp… Vậy bệnh nhược giáp là gì? Hãy cùng PyLoRa tìm hiểu nhé!
1 Bệnh suy tuyến giáp trạng
Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết hết sức quan trọng của cơ thể. Tuyến này nằm ngay phía trước cổ, có hai thùy bên phải và thùy bên trái, với trọng lượng khoảng 20 gram.
Tuyến giáp tiết ra các Hormon Thyroxine (T4) và Tri-Iodothyronine (T3) có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các chuyển hóa của cơ thể như tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng, kích thích tim co bóp, tăng chuyển hóa tạo thân nhiệt, kích thích hoạt động của hệ thần kinh…
Bệnh suy tuyến giáp trạng ( hay còn gọi là nhược tuyến giáp) là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng tuyến giáp, sản xuất Hormon tuyến giáp không đầy đủ so với nhu cầu của cơ thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hoá trên lâm sàng và xét nghiệm.
2 Nguyên nhân của bệnh
Nếu thiếu I-ốt trong thức ăn sẽ gây nhược năng tuyến giáp và đây cũng được xem là nguyên nhân chính gây bệnh suy giáp ở người lớn.
– Thực phẩm: Có một số loại thực phẩm cũng được xem là thủ phạm gây suy tuyến giáp như: Hạnh nhân, bắp cải, bông cải, ngô, cải xoăn, củ cải. Những loại thực phẩm này có thể kích hoạt tuyến giáp phát triển (bướu cổ) cũng như gây suy giáp.– Sử dụng một số loại thuốc gây suy giáp: Theo chuyên gia có một số loại thuốc có thể gây suy giáp như: steroid thượng thận, một số loại thuốc trị tim và tâm thần….
– Di truyền: Một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tuyến giáp còn có nguyên nhân do di truyền từ gia đình hoặc do bị đột biến gen.
– Rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch: Thông thường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn, vi rút từ môi trường gây bệnh, nhưng đối với chứng viêm tuyến giáp này hệ thống miễn dịch lại sinh ra những kháng thể tấn công các cơ quan trong cơ thể trong đó có tuyến giáp.
3 Triệu chứng của suy tuyến giáp
Lúc đầu, chúng ta chỉ có thể nhận thấy các triệu chứng của suy giáp, chẳng hạn như mệt mỏi và chậm chạp. Nhưng khi sự trao đổi chất tiếp tục chậm, có thể phát triển các dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng hơn.
Dấu hiệu và triệu chứng suy giáp có thể bao gồm:
– Mệt mỏi, trầm cảm, tình trạng trì trệ.
– Tăng nhạy cảm với cảm lạnh
– Khuôn mặt sưng húp, cơ yếu, cơ bắp đau nhức, đau và cứng khớp.
– Mức độ Cholesterol trong máu tăng cao.
– Tăng cân không rõ nguyên nhân, bị táo bón.
– Đau, tê cứng hoặc sưng các khớp xương.
– Giòn móng tay và tóc, khô da, khàn giọng nói.
4 Biến chứng của suy tuyến giáp trạng
– Bướu cổ: Khi tuyến giáp phát triển lớn hơn bình thường, một tình trạng được gọi là bướu cổ.
– Vấn đề về tim: Suy giáp là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim, chủ yếu là do mức độ Cholesterol máu tăng cao, làm giảm khả năng bơm máu của tim.
– Các vấn đề về sức khỏe tâm thần: Suy giáp có thể dẫn đến bệnh trầm cảm
– Vô sinh: Mức độ Hormone tuyến giáp thấp có thể cản trở sự rụng trứng, trong đó làm suy yếu khả năng sinh sản của người phụ nữ.
– Dị tật bẩm sinh: Em bé có mẹ mắc bệnh tuyến giáp không được điều trị có thể có nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cao hơn em bé sinh ra từ bà mẹ khỏe mạnh
Bài viết trên đây hi vọng hữu ích cho bạn. Hãy cung cấp cho mình đầy đủ dưỡng chất kết hợp vận động thường xuyên để mang lại cho mình một sức khỏe tốt. Cùng PyLoRa chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình nhé!
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Suy Giáp Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGiap Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com