Xét Nghiệm Chỉ Số TSH Là Gì? Ý Nghĩa Của Chỉ Số TSH

Chia sẻ

TSH có nghĩa là hormone kích thích tuyến giáp. Đây là loại hormone được sản xuất bởi tuyến yên trong não. Do đó khi xét nghiệm chỉ số TSH có thể tìm ra được một số bệnh lý quan trọng liên quan tới tuyến giáp. Vậy chỉ số TSH là gì và nó có ý nghĩa như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.

Chỉ số TSH là gì?

TSH là một dạng glycoprotein có trọng lượng phân tử tương đương 28000 dalton. Bạn có thể hiểu nôm na rằng khi cơ thể đang ở trong trạng thái căng thẳng quá mức hoặc nồng độ hormon giáp trong dòng tuần hoàn giảm xuống đáng kể, có thể sản sinh ra hormon hướng tuyến giáp, còn gọi tắt là TRH. 

Sau đó, TRH sẽ kích thích thùy trước nằm ở tuyến yên giải phóng hormon kích thích tuyến giáp ( TSH). TSH sau khi được sản xuất ra có thể giải phóng Triiodothyronine ( gọi tắt là T3) và Thyroxin ( gọi tắt là T4). Nhìn chung, chỉ số TSH được xem là một xét nghiệm rất có giá trị và ý nghĩa trong việc chẩn đoán, theo dõi bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. 

Thông thường chỉ số TSH bình thường nếu kết quả xét nghiệm nằm trong phạm vi từ 0,4 đến 5 mIU/L.

Chỉ số TSH đóng vai trò rất lớn giúp các bác sĩ nhận diện được những loại bệnh liên quan đến tuyến giáp

Tại sao nên xét nghiệm chỉ số TSH?

Việc xét nghiệm chỉ số TSH có thể giúp đánh giá xem tuyến giáp của bạn có hoạt động như bình thường không. Qua đó kịp thời chẩn đoán được một số bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp như cường giáp hoặc suy giáp để tìm ra hướng giải quyết bệnh kịp thời và khoa học nhất. 

Ngoài ra, chỉ số TSH còn là một phương tiện tuyệt vời dự báo trước tình trạng bệnh sẽ ổn định hơn hay tái phát sau khi điều trị. Một số lợi ích của xét nghiệm chỉ số TSH: 

→ Chẩn đoán rối loạn tuyến giáp ở một người có triệu chứng

→ Tầm soát sơ sinh nếu phát hiện tuyến giáp hoạt động kém.

→ Theo dõi điều trị bằng hormone tuyến giáp thay thế ở những người suy giáp

→ Theo dõi và kiểm soát các dấu hiệu vô sinh nữ

→ Hỗ trợ đánh giá chức năng của tuyến yên 

Ý nghĩa của chỉ số TSH:

Cuộc xét nghiệm chỉ số TSH hỗ trợ rất lớn trong việc tìm ra nguồn gốc gây bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp. 

Các loại suy giáp gồm:

→ Nguồn gốc tuyến giáp: chỉ số TSH tăng.

→ Nguồn gốc tuyến yên hay dưới đồi: chỉ số TSH thấp.

Các loại cường giáp gồm:

→ Nguồn gốc tuyến giáp: chỉ số TSH thấp.

→ Nguồn gốc tuyến yên: chỉ số TSH tăng.

Nhìn chung, nồng độ TSH ở mức bình thường hoặc cao có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị suy giáp. Ngược lại nồng độ TSH thấp hoặc không thể phát hiện được, thì có thể bạn đang mắc triệu chứng của bệnh cường giáp. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh cường giáp hoặc suy giáp, bạn sẽ được xét nghiệm thêm chỉ số TRH kết hợp với TSH ở thời điểm 0,20 và 60 phút để chẩn đoán có bệnh hay không.

Biết được nồng độ TSH đang ở mức nào có thể nhận biết được bệnh cường giáp hoặc suy giáp

Khi nào chỉ số TSH tăng?

→ Khi người bệnh bị suy giáp nguồn gốc tại tuyến, gồm: suy giáp tiềm tàng ( khi nồng độ T3 và T4 bình thường) và suy giáp rõ ( khi nồng độ T3 và T4 thấp hơn bình thường).

→ Do sử dụng các thuốc gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới suy giáp như PTU, Amiodarone, Lithium.

→ Do người bệnh có kháng thể kháng TSH.

→ Do đã cắt một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.

→ Do cường giáp nguồn gốc tuyến yên.

→ Do suy tuyến thượng thận tiên phát.

Khi nào chỉ số TSH giảm?

→ Do cường giáp nguồn gốc tại tuyến giáp

→ Do bệnh suy giáp nguồn gốc tuyến yên hoặc dưới đồi (suy giáp thứ phát).

→ Tuyến giáp đa nhân

→ Do dùng một số loại thuốc gây biến chứng như tinh chất giáp, Amiodarone, chế phẩm chứa iod.

→ Giảm chức năng tuyến yên.

Xét nghiệm chỉ số TSH sẽ tìm ra được nguồn gốc gây bệnh rối loạn tuyến giáp

Cần lưu ý gì khi xét nghiệm chỉ số TSH là gì:

→ Bạn không nên sử dụng các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp hoặc aspirin trước khi thực hiện xét nghiệm TSH vì có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm chức năng tuyến giáp.

→ Nếu bạn đã được điều chỉnh liều lượng hormone tuyến giáp thay thế gần đây, phải đợi tối thiểu 1-2 tháng mới tiến hành kiểm tra chỉ số TSH một lần nữa. Việc này có thể mang lại hiệu quả đánh giá cao và đầy đủ hơn.

→ Không để cơ thể gặp tình trạng stress quá mức hoặc mắc các bệnh cấp tính, vì điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả xét nghiệm TSH.

Tóm lại, tuyến giáp là bộ phận có ảnh hưởng rất lớn trong việc giải phóng các hormon cho chu trình hoạt động của cơ thể. Vì thế bạn cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc chỉ số TSH định kỳ 6 tháng/ lần để theo dõi tình trạng sức khỏe. Hy vọng thông qua bài viết trên, Pylogiap.com đã giải thích rõ cho bạn chỉ số TSH là gì và ý nghĩa của chúng rồi nhé.

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Suy Giáp Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGiap Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.