Những Dấu Hiệu Thầm Lặng Của Bệnh Loãng Xương

Chia sẻ

Loãng xương thường được gọi là căn bệnh thầm lặng bởi người bệnh thường sẽ không cảm nhận được bệnh. Bệnh loãng xương có thể khiến cơ thể bị mất đi khối lượng xương và lượng xương mất đi này sẽ không được thay thế. Do vậy hãy kiểm tra các dấu hiệu tiềm ẩn dưới đây của chứng loãng xương.

Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch

Loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Bạn bị thấp đi

Khi một người bị loãng xương, các xương ở cột sống sẽ dễ bị đè lên nhau, dẫn đến việc bạn mất đi vài cm chiều cao. Hãy so sánh chiều cao của bạn hiện nay với chiều cao khi bạn khoảng 20 tuổi để biết bạn có bị lùn đi hay không. Với nữ giới mất đi khoảng 4cm chiều cao có thể là dấu hiệu của chứng loãng xương. Nam giới mất khoảng 5cm chiều cao so với khi họ 20 tuổi có thể là vấn đề đáng lo ngại.

Khi một người bị loãng xương, các xương ở cột sống sẽ dễ bị đè lên nhau

Bạn bị rụng răng

Khi răng hàm của bạn bị yếu, răng của bạn có thể sẽ bị rụng. Mặc dù rụng răng có thể là dấu hiệu của tình trạng loãng xương, nhưng đây không phải là dấu hiệu đặc hiệu. Nếu bạn bị rụng răng, hãy trao đổi với bác sĩ và yêu cầu được xét nghiệm mật độ xương để kiểm tra xem, loãng xương có phải là nguyên nhân gây rụng răng của bạn hay không.

Bạn có thể bị cong vẹo cột sống, còng hoặc gù

Cong vẹo cột sống là dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy xương của bạn đang bị yếu.

Khi xương ở cột sống không thể hỗ trợ cho trọng lượng của cơ thể, cột sống sẽ bị cong và bạn sẽ bị còng hoặc cong vẹo cột sống. Cong vẹo cột sống không chỉ khiến tư thế của bạn bị xấu mà còn là dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy xương của bạn đang bị yếu.

Một người thân trong gia đình bạn bị loãng xương

Nếu một người thân trong gia đình bạn bị loãng xương, bạn cũng có thể có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Di truyền cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh loãng xương, nhưng cũng có rất nhiều yếu tố khác có thể gây ra bệnh. Các yếu tố khác bao gồm giới, chủng tộc, tình trạng mãn kinh và cân nặng. Nếu bạn biết rằng có người trong gia đình bạn có tiền sử bị loãng xương, bạn nên đi chụp xương để phát hiện sớm các dấu hiệu loãng xương. Bác sỹ có thể sẽ khuyến nghị thay đổi chế độ ăn, cũng như chế độ dùng thuốc, uống bổ sung canxi và thay đổi chế độ luyện tập.

Bạn có mật độ xương thấp

Lượng Canxi và khoáng chất trong xương của bạn thấp hơn mức bình thường

Mật độ xương thấp có nghĩa là lượng Canxi và khoáng chất trong xương của bạn thấp hơn mức bình thường. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ bị loãng xương. Nhưng bệnh loãng xương sẽ không có bất cứ triệu chứng nào trừ việc xương sẽ dễ gay hơn. Nếu bạn có mật độ xương thấp, bạn nên kiểm tra mật độ xương thường xuyên để phát hiện tình trạng loãng xương trước khi xương bị gãy. Một số loại thuốc, cũng có thể làm chậm quá trình mất xương.

Bạn bị gãy xương do những tai nạn rất nhỏ

Nếu bạn nhảy từ trên cao xuống, nguy cơ bạn bị gãy 1-2 chiếc xương là chuyện bình thường. Nhưng nếu bạn bị gãy xương do trẹo chân khi đi trên vỉa hè, thì rất có thể bạn đã bị loãng xương. Nếu bạn bị gãy xương, điều đó có nghĩa là xương bạn bị yếu. Gãy xương hông, gãy xương lưng do một chấn thương nhẹ có thể sẽ khiến bạn phải nhập viện để kiểm tra dấu hiệu loãng xương.

Hãy lắng nghe cơ thể của bạn, nếu như bạn phát hiện mình đang gặp những triệu chứng như trên bạn hãy gặp ngay bác sĩ để có thể trao đổi rõ hơn bạn nhé!

>> Xem thêm: Chăm Sóc Bệnh Loãng Xương Của Bạn Từ Hôm Nay Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoSil Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.