Những Điều Cần Biết Về Bệnh Loãng Xương

Chia sẻ

Bệnh loãng xương hiện nay đang là căn bệnh phổ biến và thường gặp nhất là ở người cao tuổi, bệnh gây ra nhiều triệu chứng như nhức xương, chuột rút, gù, cong vẹo cột sống,… gây ra ảnh hưởng lớn trong cuộc sống hàng ngày của các bệnh nhân loãng xương. Ở Việt Nam hiện nay ước tính khoảng 36,5% phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh bị loãng xương. Một số nghiên cứu cho thấy khoảng 20% số người trên 60 tuổi bị loãng xương, trong đó đã có nhiều biến chứng.

Bệnh loãng xương là gì?

So sánh sự khác biệt giữa xương bình thường và loãng xương

Loãng xương (hay còn gọi là xốp xương, giòn xương, thưa xương) là căn bệnh rất phổ biến ở người cao tuổi. Quá trình loãng xương được ví như những tên ăn cắp vặt thầm lặng, mỗi ngày chúng lấy đi của cơ thể một chút, lấy dần các khoáng chất của xương, đến khi xuất hiện triệu chứng của bệnh thì bộ xương đã mất ít nhất 30% lượng Canxi

Ai là người dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn?

Loãng xương ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ ở mọi chủng tộc, bệnh loãng xương ở người cao tuổi có sự chênh lệch giữa 2 giới. Theo các nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ thời kỳ mãn kinh.

Qua thời kỳ mãn kinh việc giảm nội tiết tố Estrogen làm cho quá trình hấp thụ dĩnh dưỡng và canxi hàng ngày ở ruột giảm đi từ đó dẫn đến mất cân bằng giữa việc tạo và hủy xương, khiến cho xương trở nên xốp hơn và thưa hơn

Phụ nữ có xương nhỏ và mỏng hơn nam giới, nên khi cùng lúc mất một lượng canxi thì mật độ xương của phụ nữ sẽ giảm mạnh hơn nam giới

Nam giới có nhiều cơ hơn nữ, cơ đóng vai trò chuyển hóa xương, tạo áp lực cho xương khi xương bị kích thích như vậy sẽ khiến nó vững chắc hơn.

Di chuyển khó khăn hơn khi gặp phải tình trạng loãng xương

Nữ giới sẽ thường mắc các bệnh về tuyến giáp hơn, các bệnh về tuyến giáp sẽ làm rối loạn Hormon khiến cho việc hấp thu Canxi giảm đi. Các bệnh về tuyến giáp cũng khiến lượng Vitamin D trong cơ thể giảm đi, hai yếu tố này kết hợp làm nguy cơ loãng xương tăng vọt

Nữ giới vận động ít hơn, nam giới thường vận động thể lực và chơi thể thao nhiều hơn nữ giới, nên sự vận động này giúp xương của nam giới phát triển và khỏe mạnh hơn

Loãng xương có triệu chứng như thế nào?

Bị loãng xương làm cho khung xương thay đổi

Loãng xương rất khó phát hiện vì thường không có triệu chứng gì rõ ràng, đến khi phát hiện thì bộ xương đã mất đi 30% lượng Canxi và từ đó kèm theo các triệu chứng như:

  • Đau nhức âm ỉ trong xương, chuột rút, đau mỏi cơ bắp
  • Tóc gãy rụng kèm theo da khô móng tay mỏng, dễ gãy
  • Mất ngủ, giấc ngủ không sâu, cơ thể hay mệt mỏi, căng thẳng
  • Chu kỳ kinh nguyệt chức năng đại tràng bị rối loạn
  • Đầy bụng và khó thở, hoa mắt, chóng mặt

Vậy nguyên nhân gây bệnh là từ đâu?

  • Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động
  • Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả
  • Có chế độ dinh dưỡng thiếu Canxi
  • Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới
  • Lượng Canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.

Kiểm tra về xương khớp theo định kỳ

Do đó để kiểm soát và phòng được “ kẻ ăn cắm vặt thầm lặng” này tránh mang lại nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, mỗi người đặc biệt là người lớn tuổi nên kiểm tra sức sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả. Hoặc nếu bạn cần tư vấn thêm hãy nhấc máy lên gọi đến Dược Phẩm PyLoRa sẽ có chuyên gia tư vấn miễn phí cho bạn!

>> Xem thêm: Chăm Sóc Bệnh Loãng Xương Của Bạn Từ Hôm Nay Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoSil Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.