Những Thói Quen Khiến Bạn Bị Loãng Xương

Chia sẻ

Tại châu Âu, cứ 30 giây lại có một người bị gãy xương do loãng xương. Tỷ lệ gãy xương do loãng xương hàng năm cao hơn tỷ lệ của nhồi máu cơ tim, đột quỵ và ung thư vú cộng lại. Theo dự đoán, tỷ lệ gãy cổ xương đùi sẽ tăng từ 1,7 triệu người (năm 1990) lên đến 6,3 triệu người (năm 2050), trong đó 50% sẽ là người Châu Á. Vậy thói quen nào khiến bạn mắc phải loãng xương hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

Cứ 30 giây lại có một người bị gãy xương do loãng xương.

Bạn thích ăn thịt bò bít tết

Chế độ ăn Paleo hoặc các chế độ ăn tập trung ăn nhiều Protein khác như chế độ ăn Atkin có thể sẽ không tốt cho xương của bạn. Nhưng kể cả khi bạn không áp dụng một chế độ ăn đặc biệt nào, việc tiêu thụ quá nhiều thịt/Protein cũng có thể ảnh hưởng đến xương. Chế độ ăn giàu Protein có thể sẽ khiến thận thải ra nhiều Canxi hơn. Vì Canxi là một trong những vi chất quan trọng của xương nên việc bị mất Canxi có thể làm giảm mật độ khoáng chất của xương và dẫn đến loãng xương.

Bạn ăn các loại đồ ăn vặt nhiều muối

Một yếu tố dinh dưỡng khác có thể dẫn đến hiện tượng mất xương là ăn quá nhiều muối. Tiêu thụ nhiều muối có thể làm tăng huyết áp. Khi thận làm việc để thải bỏ bớt lượng muối thừa thì Canxi đồng thời cũng sẽ được loại ra khỏi cơ thể cùng với muối. Nghiên cứu tại Nhật chỉ ra rằng phụ nữ sau mãn kinh tiêu thụ nhiều muối sẽ có nguy cơ bị gãy xương cao gấp 4 lần so với những phụ nữ ăn ít muối. Theo khuyến nghị, người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 2.300mg muối mỗi ngày.

Khi thận làm việc để thải bỏ bớt lượng muối thừa thì đồng thời cũng loại theo Canxi

Bạn tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Mặc dù ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư da nhưng Vitamin D trong ánh nắng mặt trời lại giúp hấp thu Canxi. Đa số người trưởng thành sống ở khu vực hàn đới đều không hấp thu đủ ánh nắng mặt trời để tạo ra Vitamin D và do vậy, cần được bổ sung Vitamin D dưới dạng thực phẩm bổ sung.

Bạn không thể sống thiếu cà phê

Cà phê có thể sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn trong vòng 1 tháng đầu, nhưng bạn không nên tiếp tục uống cà phê trong nhiều tháng sau đó. Cà phê ảnh hưởng đến loãng xương đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh bởi sự suy giảm Estrogen. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác của bệnh loãng xương hoặc bạn uống nhiều hơn 1 ly cà phê mỗi ngày, bạn nên cân nhắc đến việc cắt giảm tiêu thụ cà phê.

Cà phê ảnh hưởng đến loãng xương đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh

Bạn giảm quá nhiều cân

Giảm quá nhiều cân có thể sẽ không tốt cho xương. Chỉ số khối cơ thể dưới 19 được cho là một yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương. Nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy, tăng 1 điểm trong thang BMI sẽ làm giảm nguy cơ loãng xương đi khoảng 12%. Những người bị thiếu cân cũng có thể có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, đây cũng là một yếu tố góp phần gây ra tình trạng loãng xương.

Bạn uống quá nhiều rượu

Tiêu thụ rượu với mức độ thấp có thể sẽ tốt cho xương, nhưng uống quá nhiều rượu trong ngày sẽ có tác dụng ngược lại. Quá nhiều rượu sẽ khiến hệ tiêu hoá khó hấp thu Canxi. Quá nhiều rượu cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan và tuỵ, từ đó ảnh hưởng đến cả mức Canxi và Vitamin D. Rượu có thể ảnh hưởng đến nhiều loại Hormone trong cơ thể. Hàm lượng Cortisol có thể sẽ tăng lên và có thể làm giảm hàm lượng khoáng chất trong xương. Với phụ nữ, tiêu thụ nhiều rượu bia còn làm giảm lượng Estrogen nói chung và có thể sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương. Trên tất cả, rượu bia rất độc với tế bào Osteoblast – loại tế bào sẽ phát triển thành bào xương.

Rượu có thể ảnh hưởng đến nhiều loại Hormone trong cơ thể.

Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu của loãng xương bạn nên đến gặp Bác sĩ để trao đổi rõ hơn tránh nguy cơ gãy xương cho bản thân. Cần tư vấn thêm hãy liên hệ đến Dược Phẩm PyLoRa chuyên gia sẽ tư vấn miễn phí giúp bạn!

>> Xem thêm: Chăm Sóc Bệnh Loãng Xương Của Bạn Từ Hôm Nay Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoSil Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.