Ngày nay, bệnh loãng xương đang có xu hướng “trẻ hóa” và xảy ra ở nhiều người đặc biệt là phụ nữ trên 30 tuổi. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng nhau tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thiếu ngủ
Tính chất công việc theo ca, làm ngoài giờ hoặc phải di chuyển xa gây lệch múi giờ khiến giấc ngủ không được sâu giấc hay ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày. Việc ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học này sẽ làm suy giảm khả năng trao đổi chất ở xương dẫn tới tình trạng loãng xương.
2. Chỉ bổ sung Canxi, Vitamin D3
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương, Vitamin D3 giúp xương chắc khỏe và làm chậm đáng kể quá trình mất xương. Tuy nhiên nhiều phụ nữ trên 30 tuổi không biết rằng các khoáng chất khác như Vitamin B6, L-Lysine, Magiê… đặc biệt là Vitamin K2 (MK7) cũng rất quan trọng giúp vận chuyển tối đa Canxi từ máu vào xương. Tăng sinh Collagen làm xương chắc khỏe, dẻo dai.
3. Lạm dụng nước ngọt có Gas
Thành phần Photpho trong các loại nước ngọt có Gas không chỉ khiến phụ nữ tăng cân theo chiều hướng có hại mà còn gây cản trở sự hấp thu Canxi và các khoáng chất trong cơ thể dẫn đến loãng xương.
4. Thiếu hụt Estrogen
Sau mỗi lần sinh đẻ ở người phụ nữ, hoạt động buồng trứng có dấu hiệu suy giảm làm cho nội tiết tố nữ Estrogen tiết ít dần. Tình trạng hao hụt Estrogen này làm suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn tâm sinh lý ở phụ nữ và cản trở quá trình tái tạo tế bào xương mới, giảm hấp thu và chuyển hóa Canxi trong cơ thể gây bệnh loãng xương.
Như bạn thấy đấy, chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày rất cần thiết đối với cơ thể. Vì thế, chúng ta nên có kế hoạch ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều Vitamin từ các loại rau củ quả, hạn chế đồ ăn ngọt, nhiều dầu mỡ để phòng tránh hoặc điều trị bệnh loãng xương được tốt nhất.
>> Xem thêm: Chăm Sóc Bệnh Loãng Xương Của Bạn Từ Hôm Nay Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoSil Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com